Nguyên nhân và cách trị hôi miệng tại nhà hiệu quả 100%

Bệnh hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của người bị bệnh, mà còn báo hiệu bạn đã mắc phải một số bệnh về răng miệng, vậy nguyên nhân bệnh hôi miệng là gì? Bệnh hôi miệng ảnh hưởng như thế nào? Hướng dẫn những cách giảm mùi hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà.

Nguyên nhân hôi miệng là gì?


Những nguyên nhân chủ yếu nào gây mùi hôi miệng
- Thức ăn còn xót lại trong miệng sẽ bị vi khuẩn phân hủy, tạo ra mùi hôi khó chịu nơi khoang miệng
- Nướu răng bị nhiễm trùng, vùng răng bị viêm phát ra mùi hôi
- Vi khuẩn trú ẩn trong răng sâu, phá hủy vôi răng, tủy răng không chỉ gây đau nhức mà còn có mùi hôi.
- Cao răng tích tụ quá nhiều ở chân răng cũng gây mùi hôi
- Khi vùng lưỡi bị viêm, thức ăn thừa bám trên lưỡi, vi khuẩn phân hủy tạo thành mùi hôi
-  Miệng khô khi nước miếng giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn gây hôi miệng.
Một số nguyên nhân gây hôi miệng khác như: Ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu làm hơi thở có mùi hôi như: tỏi, hành... Tìm hiểu: Chảy máu chân răng gây hôi miệng

Mẹo trị hôi miệng hiệu quả tại nhà

Mách bạn 2 mẹo trị hôi miệng nhanh chóng tại nhà
Lá trà khô trị hôi miệng
Trà khô được sử dụng để thanh nhiệt giải độc rất tốt, không chỉ vậy bã trà khô còn có tình năng khử mùi và diệt vi khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện: lấy 1 ít bã lá trà khô, nhai trong miệng khoảng 5 phút thì nhổ bỏ, mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần, trong 1 tháng mùi hôi sẽ được loại bỏ.
Gừng tươi trị hôi miệng
Gừng là loại thực phẩm có tính nóng, trong dân gian gừng được sử dụng nhiều để chữa bệnh, khử mùi hôi...
Cách thực hiện: Gừng tươi cắt thành từng lát, bỏ vào bát nước sôi để nguội, thêm chút muối biển, hỗn hợp này dùng để làm nước súc miệng vào mỗi buổi sáng, bệnh hôi miệng sẽ giảm dần.

7 Chú ý khi khử mùi hôi miệng

Những lưu ý khi khử mùi hôi miệng ngay tại nhà
1. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.
2. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, pho mát có mùi mạnh;
3. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars;
4. Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.
5. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm;
6. Bớt uống cà phê
7. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm mọt lần để lau chùi răng
Bệnh hôi miệng có thể sẽ giảm dần khi thực hiện những phương pháp ở trên, nhưng hôi miệng cũng có thể quay trở lại, để loại bỏ mùi hôi tận gốc, bạn nên đến các địa chỉ nha khoa để được các nha sĩ thăm khám, lấy cao răng để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cao răng có ảnh hưởng gì không? Có nguy hiểm không?

Cách giảm đau mọc răng khôn cho từng trường hợp cụ thể

Sưng mộng răng có gây hôi miệng không? Cách khắc phục