Nguyên nhân chảy máu chân răng và cách điều trị
Hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên xuất hiện, không chỉ gây cảm giác khó chịu nơi khoang miệng, mà chảy máu chân răng còn gây ra 1 số bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm.
1/ Chảy máu chân răng do đâu
Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng nhưng phổ biến và nguy hiểm nhất là do các bệnh lý về răng lợi gây ra. Theo thống kê, có đến 90% các bệnh lý về khoang miệng gây chảy máu chân răng. Trong đó có thể kể đến các bệnh về viêm lợi, viêm quanh răng hay sâu răng.
- Bệnh viêm lợi:
Viêm lợi nặng thường gây ra do sự tích tụ các mảng bám cao răng tạo nên những ổ vi khuẩn dẫn đến viêm. Các triệu chứng điển hình của viêm lợi là lợi bị đỏ, đau hoặc sưng; lợi chảy máu khi đánh răng hoặc xỉa răng, đau khi nhai, có thể có mủ giữa răng và lợi, hơi thở có mùi hôi và đánh răng không hết... Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, viêm lợi có thể dẫn đến hậu quả nặng hơn là viêm quanh răng, tụt lợi, mất răng.
- Bệnh viêm quanh răng(viêm nha chu):
Viêm quanh răng là tình trạng lợi bị tụt ra khỏi răng và tạo nên khoảng trống giữa lợi và răng, rất dễ hình thành ổ nhiễm khuẩn. Dấu hiệu của viêm quanh răng bao gồm lợi sưng đỏ, dễ bị chảy máu khi chải răng, răng lung lay, hơi thở có mùi, áp xe lợi và tụt lợi...
Bệnh lý răng miệng là nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng
- Bệnh sâu răng:
Mặc dù sâu răng ít gây chảy máu chân răng hơn nhưng bệnh sâu răng lại là một trong những bệnh phổ biến nhất, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh sâu răng. Sâu răng là do sự tiêu hủy của cấu trúc vôi hóa vô cơ của men răng và ngà răng, tạo ra lỗ hổng trên bề mặt của răng. Nếu không điều trị thì tủy răng sẽ chết và phát sinh ra các biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm hạch, viêm xương, viêm tủy răng...
Ngoài ra, có những nguyên nhân gây chảy máu chân răng không xuất phát từ bệnh lý răng miệng như:
- Xuất huyết, giảm tiểu cầu
Đây là nguyên nhân hiếm gặp gây nên tình trạng chảy máu chân răng nhưng lại nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời.
Người bị xuất huyết giảm tiểu cầu khi đánh răng hay bị chảy máu và đi kèm với sốt, xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất, làm da bị căng ra. Đây là một dạng bệnh thuộc hệ thống tạo máu, do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu.
- Chảy máu chân răng do tác động mạnh:
Việc va đập hay chải răng quá mạnh sẽ khiến nướu răng bị tổng thương và gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Việc này lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho phần chân răng bị tổn thương khó lành lại được, chỉ cần một tác động nhỏ vào lần tiếp theo cũng có thể khiến cho chân răng bị chảy máu.
- Chảy máu chân răng khi có bầu:
Do sự thay đổi về hormone trong cơ thể, bà bầu là đối tượng rất dễ mắc các bệnh lý về răng miệng, trong đó có tình trạng chảy máu chân răng.
- Do các bệnh lý cơ thể khác:
Một số bệnh về gan, mật cũng gây nên tình trạng chảy máu chân răng khó kiểm soát cho dù bạn có chăm sóc răng miệng tốt. Do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K, khi chức năng gan hoạt động không tốt rất dễ gây nên các rối loạn về đông máu, làm cho tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó, ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin C... cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng.
2/ Mẹo chữa chảy máu chân răng hiệu quả
Một số mẹo chữa chảy máu chân răng bằng biện pháp tự nhiên đơn giản thường được sử dụng như:
- Súc miệng bằng nước muối ấm
Bạn hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày, nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn tấn công chân răng, làm hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
- Sử dụng dầu đinh hương:
Bạn chỉ cần bôi dầu đinh hương lên quanh khu vực chảy máu chân răng, để khoảng 5 phút sau súc miệng với nước sạch. Dầu đinh hương có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, sẽ ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng.
- Lô hội:
Nước ép lô hội chữa chảy máu chân răng hiệu quả
Cách lấy cao răng trị chảy máu chân răng bằng nước ép lô hội đã được rất nhiều người áo dụng và đem lại kết quả tốt. Ép lấy nước lô hội, sau đó bôi lên nướu răng, để khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước lọc, lặp lại ngày 2 lần sẽ không còn chảy máu chân răng nữa.
- Lá trà xanh
Hãm lá trà xanh bằng nước sôi, sau đó hòa thêm 1 thìa mật ong vào cốc nước trà, ngậm khoảng 2 phút rồi uống. Sử dụng lá trà xanh hàng ngày sẽ hạn chế được vi khuẩn tấn công khoang miệng.
Những cách lấy cao răng trên đây chỉ là phương án điều trị tạm thời tình trạng chảy máu chân răng, có thể giúp bạn khỏi bệnh khi chảy máu chân răng ở mức độ nhẹ. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đến khám tại các phòng khám nha khoa để biết chính xác các bệnh lý răng miệng của mình để được chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
3/ Cách phòng ngừa chảy máu chân răng tái phát
Như đã biết, bệnh lý răng miệng là nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu chân răng. Vì vậy để phòng ngừa chảy máu răng miệng cần phải chăm sóc răng miệng hàng ngày, đúng cách:
- Chải răng đúng cách ngày ít nhất 2 lần với bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng/ lần. Khi chải răng chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng.
Chăm sóc răng miệng hàng ngày để phòng ngừa chảy máu chân răng
- Sử dụng nước súc miệng
Súc miệng bằng nước muối (ngày 2-3 lần) kết hợp với nước súc miệng chứ flour (chỉ nên dùng 1 lần/ ngày) để diệt sạch vi khuẩn, mảng bám còn lưu trú trên răng đồng thơi giúp nướu khỏe, răng chắc.
- Dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa ở kẽ răng và nướu sau khi đánh răng, nơi mà bàn chải đánh răng không làm sạch được. Dùng chỉ nha khoa 1 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng.
- Thăm khám định kỳ
Kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng sớm hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét