Chảy máu răng liên tục là do đâu?

Chảy máu chân răng liên tục làm nhiều lo lắng, không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng, mà còn khiến sức khỏe của bạn trở nên tối tệ, vậy chảy máu chân răng liên tục là bệnh gì? Có cách nào khắc phục tình trạng này không?

1/ Chảy máu răng liên tục là gì?

Chảy máu răng là gì?
Chảy máu răng hay chảy máu chân răng là hiện tượng lợi bị chảy máu khi có tác động từ lực bên ngoài hay do tác động bên trong cơ thể. Nếu chảy máu răng liên tục, máu chảy hàng ngày hay vài lần một ngày thì nguy cơ mắc bệnh lý nào đó dẫn đến tình trạng này là rất cao.
Cảnh báo những nguy cơ từ hiện tượng chảy máu răng liên tục 1
Chảy máu răng có thể là biểu hiện của bệnh lý khác
Nguyên nhân chảy máu răng liên tục
Các bệnh lý răng miệng như viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng,... là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng chảy máu răng liên tục. Bản chất các bệnh lý răng miệng này do các vi khuẩn tồn tại trên thân răng gây ra.
Sau khi ăn, phần thức ăn còn sót lại sẽ dần hình thành mảng bám cao răng và đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn lưu trú. Các loại vi khuẩn này sẽ tấn công vào các mô răng khỏe mạnh tạo nên các lỗ sâu dưới tác dụng của axit  hoặc thài ra các độc tố gây nên tình trạng viêm nhiễm nướu, chân răng hoặc các tổ chức xung quanh răng.
Tuy nhiên, chảy máu răng liên tục có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nguy hiểm không liên quan đến răng miệng. Dưới đây là những căn bệnh liên quan đến hiện tượng chảy máu răng:
+ Bệnh tiểu đường:
Căn bệnh về chuyển hóa liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu. Nếu không chữa trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đềsức khỏe nghiêm trọng
+ Bệnh bạch cầu
Chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của ung thư máu hoặc tủy xương biểu hiện là thiếu bạch cầu - thành phần làm đông máu. Như vậy, chảy máu lợi chỉ ra sự hiện diện của nó.
+ Suy dinh dưỡng
Lợi chảy máu có thể do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và có thể được điều trị bằng cách ăn uống lành mạnh.
+ Thiếu vitamin C
Thiếu vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng gây chảy máu chân răng, kèm theo đó là hiện tượng ngủ lịm, khó thở và đau xương.
+ Thiếu vitamin K
Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc đông máu, vì thế quá ít vitamin này có thể đẫn đến chảy máu chân răng bất thường.
Ảnh hưởng
Chảy máu răng liên tục không phải là một bệnh lý đơn thuần nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những tổn thương lợi, hủy hoại ổ xương răng, gây đau nhức, dẫn tới mất răng. Ngoài ra nếu chảy máu chân răng do các bệnh lý toàn thân khác thì ảnh hưởng lại càng lớn khi không được xác định và chữa trị kịp thời.

2/ Cách chữa chảy máu răng liên tục

Khi bị chảy máu răng liên tục cần đến gặp bác sỹ nha khoa để khám, chẩn đoán càng sớm càng tốt, xác định bệnh thật chính xác để lựa chọn một phương pháp điều trị thích hợp.
Thông thường, giải pháp điều trị đầu tiên sẽ được các nha sỹ chỉ định là lấy cao răng - yếu tố hàng đầu gây nên tình trạng chảy máu chân răng. Phương pháp này sẽ dùng các khí cụ tác động mạnh để làm bong mảng bám cao răng trên thân răng và dưới nướu.
Cảnh báo những nguy cơ từ hiện tượng chảy máu răng liên tục 2
Lấy cao răng là phương pháp điều trị chảy máu răng tận gốc
Đặc biệt khi lấy cao răng bằng máy siêu âm thì hiệu quả lấy cao răng sẽ đạt tối đa khi có thể làm sạch cao răng ngay cả dưới nướu mà hoàn toàn không lam chảy máu chân răng hay đau nhức. Sau khi cao răng được làm sạch thì hiện tượng chảy máu răng liên tục sẽ thuyên giảm dần.

3/ Chăm sóc răng miệng

Để tránh chảy máu răng liên tục bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
- Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm.
- Súc miệng băng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có chứa flour
Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng thì trong thực đơn hàng ngày bạn nên bổ sung các loại vitamin C, canxi, các loại rau củ giòn, các chất protein giúp răng và nướu chắc khỏe, ít nguy cơ chảy máu hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Răng toàn sứ Venus cho nụ cười tỏa sáng rực rỡ

Chia sẻ mẹo dân gian chữa viêm lợi hiệu quả tại nhà

Tư vấn niềng răng tháo lắp có hiệu quả không?