Những điều cần lưu ý trường hợp bị mẻ răng khi mang thai

Bà bầu khi mang thai có phải là điềm báo xấu gì không là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Bị mẻ răng cũng là trường hợp ảnh hưởng khá lớn đến chức năng ăn nhai của răng, hướng dẫn cách khắc phục tình trạng mẻ răng khi mang thai.

1/ Bị mẻ răng khi mang thai không phải là điềm báo xấu

Không ít quan niệm cho rằng, bị mẻ răng khi mang thai là điềm xấu, báo hiệu một sự mất mát nào đó, có thể là chính đứa con trọng bụng. Điều này được chứng minh là hoàn toàn sai sự thật và thiếu cơ sở khoa học.
TOP 3 điều cần lưu ý trường hợp bị mẻ răng khi mang thai 1
Bị mẻ răng khi mang thai không phải là điềm xấu
Răng bị mẻ chỉ là một dấu hiệu bệnh lý thông thường hoặc là hậu quả của việc va đập mạnh do tác động bên ngoài. Bạn không nên tin vào những quan niệm cổ hủ vì có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe.

2/ Bị mẻ răng khi mang thai cần khắc phục sớm

Tuy không phải là điềm xấu theo quan niệm dân gian nhưng bị mẻ răng khi mang thai vẫn được các bác sĩ nha khoa khuyên bà bầu nên chữa răng bị mẻ càng sớm càng tốt vì nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng:
➤ Răng bị mẻ khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn cho bà bầu, lâu dần gây ra cảm giác chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các mẹ và bé.
➤ Phần răng bị mẻ thường yếu hơn những răng còn lại và sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng, gây ra các bệnh răng miệng nguy hiểm cho bà bầu.
➤ Nếu vết mẻ quá nặng, ảnh hưởng đến phần tủy răng bên trong sẽ khiến răng bị viêm tủy, lâu dần dẫn đến chết tủy và có thể mất răng hoàn toàn.
TOP 3 điều cần lưu ý trường hợp bị mẻ răng khi mang thai 2
Răng bị mẻ có thể ảnh hưởng đến tủy răng bên trong rất nguy hiểm

3/ Giải pháp khắc phục tình trạng bị mẻ răng khi mang thai hiệu quả nhất

Tình trạng bị mẻ răng khi mang thai cần được khắc phục sớm để tránh những hậu quả như trên. Hiện nay, bọc răng sứ là phương pháp khắc phục răng bị mẻ cho hiệu quả triệt để nhất.
Để bọc răng sứ khắc phục răng bị mẻ, bác sĩ sẽ thực hiện mài nhỏ đi một phần răng thật của khách hàng, sau đó lắp mão răng bằng sứ lên cùi răng đã mài, giúp phục hình cả về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai cho khuôn hàm.
Tuy nhiên, phải tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể và tuổi của thai nhi bác sĩ mới quyết định có thể thực hiện các phương pháp trên hay không.
TOP 3 điều cần lưu ý trường hợp bị mẻ răng khi mang thai 3
Thời điểm an toàn để thực hiện bọc răng sứ
Thông thường, tất cả các phương pháp điều trị răng miệng đều nên thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kì. Đây là thời điểm sức khỏe mẹ bầu khá tốt và trẻ cũng đã phát triển khá ổn định.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Răng toàn sứ Venus cho nụ cười tỏa sáng rực rỡ

Chia sẻ mẹo dân gian chữa viêm lợi hiệu quả tại nhà

Tư vấn niềng răng tháo lắp có hiệu quả không?